xu ly ao nhiem ehp

Cách xử lý ao nhiễm EHP

EHP là một bệnh vô cùng nguy hiểm trên tôm với tốc độ lây lan nhanh chóng. Xử lý ao nhiễm EHP nếu không được triệt để sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng mùa vụ sau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cách để xử lý ao nhiễm EHP đúng và hiệu quả.

Ao nhiễm EHP không xử lý gây tình trạng gì?

Vi khuẩn EHP là một loại ký sinh trong tụy, gan của tôm và có khả năng nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy. Vi khuẩn EHP gây cản trở cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trên tôm, từ đó dẫn đến tôm bị còi cọc, suy giảm sức đề kháng và chậm lớn.

EHP được xem là một căn bệnh lây lan và có nguy cơ gây chết hàng loạt tôm. Tôm nhiễm EHP có hình thức lây truyền theo chiều ngang, thông qua các bào tử thải ra từ tôm đã bị nhiễm bệnh vào trong môi trường nước ao nuôi, sau đó xâm nhập vào cơ thể của các con tôm khỏe khác. Cụ thể, khi thử nghiệm tốc độ lây lan bằng cách nuôi chung tôm khỏe và tôm nhiễm EHP, kể tử ngày thứ 6 trở đi, 100% tôm khỏe đều dương tính với EHP.

Qua đó, có thể thấy rằng, với tỷ lệ lây lan vô cùng nhanh chóng, tôm bị nhiễm bệnh EHP sẽ rất chậm phát triển về size, chất lượng cân nặng khi thu hoạch cũng bị giảm, gây thiệt hại về kinh tế của bà con.

01 xu ly ao nhiem ehp
Tôm nhiễm EHP phát triển chậm, chất lượng cân nặng giảm

Ao nhiễm EHP không xử lý có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Vi khuẩn gây bệnh trong ao nhiễm EHP trước đó vẫn còn tồn tại trong ao sẽ lây lan cho tôm trong mùa vụ mới.
  • Tôm nhiễm bệnh sẽ yếu, biểu hiện qua tôm bị mềm vỏ, giảm ăn, rỗng ruột và chết rải rác.
  • Chất lượng mùa vụ thấp, giảm năng suất thu hoạch, thiệt hại về kinh tế.
  • Tiềm ẩn những rủi ro về dịch bệnh, khí độc và khó để kiểm soát.

Vì vậy, việc xử lý ao nhiễm EHP cần được thực hiện triệt ngay trước khi thả tôm nuôi trở lại để tránh khó khăn cũng như các nguy cơ tiềm ẩn, vi khuẩn gây bệnh cho các vụ nuôi sau.

Tham khảo: Cách phát hiện và phòng bệnh EPH ở tôm

Cách xử lý ao nhiễm EHP

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, thì môi trường nước ao là một yếu tố đặc biệt quan trọng, do đó việc xử lý, cải tạo ao là một bước tiền đề nhằm giảm rủi ro về khí độc, dịch bệnh, tạo một môi trường sống ổn định, sạch và thích hợp cho sự phát triển của tôm. Bà con có thể tham khảo một số cách xử lý ao nhiễm EHP dưới đây:

Làm sạch và phơi đáy ao

  • Đối với ao lót bạt: Ao nuôi cần được chà sạch và phơi nắng tối đa 7 ngày để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh gây hại. Sử dụng vôi để xử lý, loại bỏ vi bào tử trùng, đồng thời sử dụng Chlorine để rửa và xử lý với liều lượng ít nhất 30 ppm, diệt khuẩn thật kỹ nước trước khi gây màu nước.
  • Đối với ao đất: Ao đất thường rất khó xử lý do bào tử của EHP có thể bám trên những lớp đất. Do đó, trước khi xử lý ao nhiễm EHP cần cày và phơi khô đáy ao trong thời gian ít nhất 2 – 3 tuần. Sau đó sử dụng vôi để xử lý và rửa ao, xử lý với Chlorine theo liều lượng ít nhất 30 ppm. Cần chú ý diệt khuẩn kỹ trước khi vào giai đoạn cấp nước và gây màu nước để thả vụ nuôi mới.
02 xu ly ao nhiem ehp
Ao nhiễm EHP cần được làm sạch và diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước

Cấp nước mới vào ao nuôi

Nước mới khi cấp vào ao cần phải được lọc thông qua túi lọc được lắp ở cửa cống hoặc tại đầu ra của máy bơm. Ngoài ra, bà con cần đảm bảo rằng nguồn nước được chủ động và không bị ô nhiễm. Nguồn nước khi cấp vào ao nuôi cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Giàu oxy, có hàm lượng oxy hòa tan từ 4mg/lít trở lên.
  • Độ pH trong khoảng 7 – 8,5.
  • Chia làm 2 lần cấp nước vào ao: Lần 1 cấp vào mực nước từ 0,3 – 0,5m rồi thực hiện gây màu nước và ngâm ao trong vòng từ 3 đến 5 ngày; Lần 2 cấp nước theo mực nước yêu cầu.

Gây màu nước cho ao nuôi tôm

Màu nước ưa sống của tôm là màu nước trà. Với màu nước này, ánh nắng sẽ không thể chiếu trực tiếp vào tôm khiến tôm stress. Ngoài ra, màu nước trà cũng giúp tránh ánh sáng chiếu xuống đáy ao, làm kích thích những loại tảo bất lợi phát triển.

Màu nước tốt nhất cho sự phát triển của tôm là màu tảo khuê (tảo Silic). Bên cạnh đó, tảo khuê còn là một nguồn thức ăn dinh dưỡng dồi dào dành cho tôm, giúp hỗ trợ tạo thêm oxy hòa tan và ổn định nhiệt độ cho môi trường nước trong ao.

Ngoài ra, để hạn chế mầm bệnh tốt nhất, bà con cần chú ý kiểm soát những yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra và yếu tố phát sinh một cách chặt chẽ, kỹ càng. Đặc biệt, cần lưu ý, thận trọng với những hiện tượng nhiễm chéo trong ao nuôi, thậm chí nguồn nhiễm bệnh từ các nguồn thức ăn từ bên ngoài cho tôm. Trong quá trình nuôi, cần tiêu diệt và ngăn chặn các sinh vật có hại; xi phông đáy ao thường xuyên; đảm bảo chất lượng nước ao nuôi và kiểm soát nồng độ Nitơ và Amonia trong nước ao ở mức thấp nhất.

Tham khảo: Cách gây màu nước ao tôm

Bà con có thể tham khảo bổ sung men vi sinh cho ao nuôi tôm, giúp tăng năng suất và hiệu quả vụ nuôi. Một số dòng men vi sinh phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:

Mong rằng qua bài viết trên, bà con đã hiểu thêm về một số cách xử lý ao nhiễm EHP. Nếu có khó khăn trong quá trình xử lý ao nuôi, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ thêm chi tiết!

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký