Những cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất

Cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả

Tình trạng sản sinh khí độc NO2, NO3, H2S,… thường xuyên trong ao nuôi tôm đang khiến không ít hộ dân lao đao. Bởi lúc này tôm nuôi rất yếu đuối, còi cọc, chậm phát triển và thậm chí chết đi nếu không được xử lý tốt. Liệu có cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm nào an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả cao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu ngay bây giờ.

Nguyên nhân sản sinh khí độc trong ao nuôi tôm

Khí độc trong ao nuôi tôm chủ yếu là H2S, NO2 và NO3. Trước khi đi sâu vào cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chính gây ra vấn đề này

Nguyên nhân sản sinh khí độc trong ao nuôi tôm

  • Dư thừa thức ăn: Một lượng lớn thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi tôm bị lắng đọng xuống đáy ao làm sản sinh ra các khí độc hại. 
  • Phân tôm, cá:  Thông thường, tôm chỉ hấp thụ khoảng 30% chất dinh dưỡng từ thức ăn. Lượng dư thừa còn lại sẽ được thải bỏ ra ngoài nước. Nguyên nhân hàng đầu khiến tôm ốm yếu, bệnh tật. 
  • Thức ăn công nghiệp sử dụng trong nuôi tôm thâm canh có độ đạm từ 32 – 35%. Tuy nhiên, tôm chỉ hấp thụ được khoảng 30% chất dinh dưỡng. Lương dư thừa còn lại sẽ thải bỏ ra ngoài nước và tích lũy ở lớp bùn đáy tạo lượng ô nhiễm cực kỳ lớn. Khi có sự tham gia của các nhóm vi sinh vật, quá trình chuyển hóa đạm xảy ra kéo theo việc hình thành NH3 nhanh chóng khiến lượng NO2 (độc) cũng ngày càng tăng lên.  
  • Tảo phân hủy trong đầm nuôi sẽ sản sinh ra chất đạm. 
  • Những ao nuôi cũ tái sử dụng quá nhiều lần mà không được xử lý tốt. Người dân để tồn đọng lượng lớn xác cây sú vẹt, chất hữu cơ lắng xuống đáy lâu ngày gây ra hiện tượng thiếu oxy trầm trọng ở tôm. Trường hợp phân hủy kỵ khí bắt đầu xảy ra, vi khuẩn lưu huỳnh bắt đầu sản sinh H2S, cư ngụ dưới bùn đáy và thường có màu đen.  

Tham khảo: Cách đo khí độc ao tôm chính xác

Tác động của khí độc trong ao nuôi tôm

Để có cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả cao thì bạn cần phải hiểu rõ tác động của nó: 

Đối với H2S: 

  • Tác động: Nếu pH, nhiệt độ môi trường và oxy hòa tan (DO) càng thấp thì càng làm sản sinh nhiều khí H2S. Khi hàm lượng trong đầm đủ nhiều sẽ gây thiếu hụt oxy trầm trọng cho tôm. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống sót của tôm. Tôm nuôi dễ chết ngạt, còi cọc và bệnh tật. Ví dụ, nồng độ H2S trong nước ao hồ từ 0.01 – 0,02 ppm khiến tôm bị nhiễm độc rồi chết hàng loạt. Hay loài tôm sú thường sống tập trung dưới đáy ao rất dễ bị stress, nhiễm khuẩn Vibrio,…
  • Phương pháp phát hiện: Lấy mẫu bùn đáy trong ao ở độ sâu 2 – 5cm rồi cấy trên đĩa TCBS. Nếu cho kết quả khuẩn lạc màu xanh lá hoặc vàng thì là Vibrio, màu đen là vi khử khuẩn sulfate (H2S đang được tạo ra).
  • Xử lý khí độc H2S: Xem tại đây

Đối với NO2, NH3:

  • Tác động: Tôm sẽ bị trúng độc trầm trọng nếu hàm lượng NO2 và NH3 trong môi trường nước đủ cao.  Biểu hiện thường gặp là tôm chậm lớn, chán ăn, nổi đầu rồi chết dần chết mòn mỗi ngày. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, tôm sẽ giảm mạnh sức đề kháng. Khi tích tụ lượng lớn NH3 và NO3 trong cơ thể, tôm rất dễ nhiễm nhiều loại bệnh khác như EMS, tôm đi phân trắng, hội chứng gan tụy cấp, đen mang, đốm trắng, hoại tử cơ,..
  • Phương pháp phát hiện: Sử dụng Test Kit kiểm tra nồng độ NO2, NH3 chính xác để có cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hợp lý. 
  • Xử lý NO2, NH3: Xem xử lý NO2 ao nuôi tômxử lý NH3 ao nuôi tôm

Những cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất

Sau đây là những cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất mà Biogency đã tổng hợp lại. Xin mời quý vị độc giả tham khảo.

Phương pháp xử lý khí độc thông thường

Sau khi phát hiện rõ vấn đề đang xảy ra, bạn có thể áp dụng một trong những cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm sau: 

  • Nếu phát hiện ao nuôi có hàm lượng khí độc tăng cao, bạn cần điều chỉnh lại lượng thức ăn cho tôm. Giảm khoảng 30 – 40% (ít nhất trong 3 ngày) để cân bằng lại môi trường sống thuận lợi và trong sạch cho tôm.  
  • Tăng cường oxy hòa tan (DO) bằng cách chạy tối đa công suất hệ thống quạt nước.
  • Xử lý cẩn thận NO2 trước khi tái cấp vào ao nuôi. Tại ao lắng, bạn xử lý nước bằng oxy già 5 – 10ppm. Việc này giúp cung cấp oxy cho quá trình Nitrat hóa đồng thời phân hủy chất hữu cơ dư thừa. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cho những ao nuôi diện tích lớn vì giá thành quá đắt đỏ. (Tham khảo: Cách xử dụng oxy già trong ao tôm)
  • Nếu tôm bị nhiễm độc NO2: Dùng oxy viên đánh xuống đáy ao vào ban ngày liên tục trong vài ngày. Tiếp đến là sử dụng 20 – 30 kg/1.000m3 CaCl2 định kỳ từ 2 – 3 ngày nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm.  

Microbe-Lift Aqua N1 – Nâng cao cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm 

Ngoài những cách xử lý khí độc trong ao nuôi trên bên trên thì bạn có thể sử dụng men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi – Microbe-Lift Aqua N1. Đây là phương pháp nâng cao mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng và đơn giản nhất hiện nay. 

Những cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất

Microbe-Lift Aqua N1 của Biogency là sản phẩm vi sinh dạng lỏng, chuyên ứng dụng trong phòng ngừa và xử lý khí độc trong ao hồ nuôi trồng thủy sản. Sau đây là những ưu điểm tuyệt vời của sản phẩm:

  • Chứa 2 chủng vi sinh chuyên biệt: Nitrosomonas sp (chuyển hóa ammonia NH4 thành Nitrit NO2), Nitrobacter so (chuyển hóa Nitrit NO2 thành Nitrat NO3).
  • Thúc đẩy quá trình khử thành phần khí độc diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ.
  • Giảm thiểu hiệu quả khí độc NH3, NO2, H2S trong ao  nuôi
  • Khắc phục tình trạng yếu ớt, bệnh tật, chết hàng loạt ở tôm do hàm lượng Amoniac và NO2 cao.
  • Giải quyết triệt để vấn đề thiếu oxy, nổi đầu ở tôm cá.
  • Tiết kiệm chi phí tối đa cho người nuôi tôm. Liều lượng sử dụng thấp: ủ 100ml vi sinh với 50 lít nước sạch và 3 kg mật rỉ đường. Đánh cho ao 1.000 m3 nước. Đánh 1 tuần 2 lần. Dùng từ đầu ngăn ngừa sinh ra khí độc (NO2, NH3)
  • Vi sinh ở dạng lỏng nên kích hoạt rất nhanh mà không cần ngâm ủ. 
  • Mang lại hiệu quả cao. Cụ thể là ao dùng từ ngày thứ 12, đến ngày thứ 45 vẫn không sinh ra khí độc. Còn nếu ao đang bị khí độc NO2 30ppm thì dùng liều đánh 5 nhịp liên tục sau 5 ngày giảm còn 15 ppm, sau 10 ngày kiểm soát < 5ppm. Tôm từ bỏ ăn, nổi đầu khỏe hơn về size 80 con/kg.
  • Hoạt động tốt ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt. 

Tham khảo: Hiệu quả xử lý khí độc của MIcro-lift AQUA N1

Vấn đề và cách xử lý khí độc trong ao nuôi tôm vừa được Biogency trình bày rất rõ ở bài viết trên. Hy vọng độc giả đã có được những thông tin hữu ích cho mình trong quá trình nuôi tôm, cá và thủy hải sản nói chung. 

Mọi vấn đề thắc mắc về sản phẩm hay cần tư vấn cụ thể, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký