cac loai moi truong nuoi cay vi sinh vat trong nganh thuy san

Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong ngành thủy sản

Trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản nói chung, có một khái niệm vô cùng quan trọng cần phải quan tâm. Đó chính là “môi trường nuôi cấy vi sinh vật”. Vậy môi trường nuôi cấy vi sinh vật có vai trò gì đối với việc nuôi trồng thủy sản? Có những loại môi trường nuôi cấy nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong ngành thủy sản có vai trò gì?

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật là một môi trường có chứa hỗn hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật. 

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, môi trường nuôi cấy vi sinh vật là một trong những “công cụ” vô cùng quan trọng. Bởi nó góp phần trong việc quan sát, phân tích và chẩn đoán những rủi ro, bệnh truyền nhiễm xảy ra trong quá trình nuôi trồng. 

môi trường nuôi cấy vi sinh vật
Môi trường nuôi cấy vi sinh giúp chẩn đoán các rủi ro tại ao nuôi

Cụ thể, môi trường nuôi cấy vi sinh vật giúp cho bà con nuôi thủy sản và nhà nghiên cứu tìm ra được những tính chất, đặc điểm của những vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây hại cho thủy hải sản. Từ đó,  đưa ra các biện pháp phù hợp để phòng tránh bệnh.

Cùng với đó, các nhà khoa học có thể nghiên cứu ra các loại men vi sinh.. Giúp tăng cường sức đề kháng cho thủy sản, đẩy mạnh hiệu quả và năng suất nuôi.

Tham khảo các dòng men vi sinh cho thủy sản

Các môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong thủy sản

Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, có 3 môi trường nuôi cấy vi sinh vật phổ biến. Và các chuyên gia nuôi trồng thủy sản khuyên rằng, người nuôi nên thường xuyên sử dụng các môi trường nuôi cấy để theo dõi và kiểm soát được các vi khuẩn lợi và hại có trong ao nuôi một cách tốt nhất.

3 sản phẩm môi trường nuôi cấy vi sinh vật thường dùng bao gồm:

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật TCBS Agar Plate (đĩa thạch TCBS)

Đối với tôm, vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân gây ra một số bệnh như: hoại tử gan, tụy, phân trắng, tôm phát sáng,… Vì thế, việc kiểm soát các vi khuẩn Vibrio là vô cùng cần thiết. Và đĩa thạch TCBS Agar Plate chính là môi trường nuôi cấy vi sinh vật cần thiết sử dụng trong trường hợp này. 

Sử dụng đĩa thạch TCBS Agar Plate sẽ giúp nuôi cấy, định lượng và phân tích các vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi. Điều này để người nuôi phát hiện kịp thời lượng vi khuẩn. Từ đó, có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời và khắc phục hiệu quả hơn. 

Đĩa thạch TCBS
Đĩa thạch TCBS giúp định lượng vi khuẩn Vibrio

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật Marine Agar Plate (đĩa thạch Marine)

Marine Agar Plate là môi trường nuôi cấy vi sinh vật vô cùng cần thiết trong quá trình  nuôi tôm. Sản phẩm này có vai trò quan trọng trong việc nuôi cấy và định lượng các vi khuẩn nước mặn hiện có trong các ao nuôi. Điều này giúp cho người nuôi tôm có thể đánh giá được tình trạng ao nuôi hiện tại. Nhờ đó mà phân tích được các rủi ro tiềm ẩn để giải quyết kịp thời.

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật MRS Agar Plate (đĩa thạch MRS)

Đĩa thạch MRS là môi trường nuôi cấy vi sinh giúp nuôi cấy, định lượng các chủng Lactobacillus. Đây là vi sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong các chế phẩm sinh học và rất có lợi cho hệ tiêu hóa của sinh vật thủy sản.

Thông thường, MRS Agar Plate được người nuôi tôm sử dụng hàng ngày nhằm quản lý ao nuôi. Cùng với đó là đánh giá tình trạng tổng khuẩn Lactobacillus trong các chế phẩm vi sinh.

moi truong nuoi cay mrs agar plate giup dinh luong lactobacillus
Môi trường nuôi cấy MRS Agar Plate giúp định lượng Lactobacillus

Các bước thực hiện xác định mật độ vi sinh vật bằng đĩa thạch

  • Bước 1: Vệ sinh khu vực thực hiện bằng cồn 70 độ để tăng hiệu quả sát khuẩn.
  • Bước 2: Khử trùng que cấy bằng cồn 96 độ và đối trên ngọn lửa đèn cồn. Sau đó để nguội que cấy trước khi thao tác lên bề mặt môi trường nuôi cấy vi sinh vật (đĩa thạch).
  • Bước 3: Chuẩn bị và kiểm tra bề mặt đĩa thạch, đảm bảo bề mặt môi trường nuôi cấy không bị nhiễm vi khuẩn/nấm.
  • Bước 4: Hút 100µl nước ao nuôi cho vào giữa đĩa thạch.
  • Bước 5:  Dùng que cấy tam giác đã để nguội trải đều nước ao lên bề mặt đĩa thạch cho đến khi khô.
  • Bước 6: Đậy nắp đĩa thạch và ghi lại thông tin mẫu. Sau đó ủ trong khoảng từ 24 – 36h ở nhiệt độ phòng rồi đếm khuẩn lạc trên bề mặt thạch nhằm xác định mật độ vi sinh vật.

Tham khảo: Khuẩn lạc là gì, cách đếm khuẩn lạc

su dung phuong phap dem khuan lac nham xac dinh mat do vi sinh vat trong moi truong nuoi cay
Sử dụng phương pháp đếm khuẩn lạc nhằm xác định mật độ vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy

Trên đây là những thông tin về môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong thủy sản mà Biogency muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bà còn nuôi trồng thủy sản, giúp quá trình nuôi trồng ngày một hiệu quả hơn!

Tài liệu tham khảo:

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký