Trong những năm trở lại đây, bà con nuôi tôm đối diện với nhiều khó khăn do những ảnh hưởng tiêu cực của sự biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt và đặc biệt chi phí cho các dịch vụ đầu vào ngày càng tăng cao. Cùng với đó, giá thành của tôm thương phẩm lại không được ổn định. Do đó, để có được lợi nhuận, bà con nuôi tôm luôn cần các giải pháp để giảm chi phí trong nuôi tôm trong suốt quá trình nuôi.
Các nội dung chính
Lựa chọn tôm giống tốt
Để hạn chế rủi ro ngay từ đầu và giảm chi phí trong nuôi tôm, bà con cần chọn được giống tôm tốt và nên chọn tôm giống SPR (giống kháng bệnh) và tôm giống SPF (giống sạch bệnh). Nên chọn mua giống tôm tại những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng và uy tín, đảm bảo quy định và được kiểm soát an toàn sinh học trại giống tốt. Ngoài ra, trước 3 ngày bắt giống, thông báo với cơ sở về các chỉ số môi trường nước trong ao nuôi như độ pH, độ mặn để thuần hóa giống phù hợp tùy theo điều kiện mỗi ao.
Tham khảo: Cách chọn tôm giống khỏe mạnh
Lựa chọn tôm giống và kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn như sau:
- Kích cỡ: PL10-12 với tỷ lệ đồng đều trên 95%.
- Màu sắc sáng bóng đặc trưng ở tôm.
- Đường tiêu hóa liền mạch, rõ ràng, đầy thức ăn và không bị đứt đoạn.
- Hình dạng: Không dị tật, không dị hình và có đầy đủ phụ bộ.
- Phản xạ: Tôm bơi tản ra đều, không chìm xuống đáy, không vón cục và có xu hướng bơi ngược dòng nước, đồng thời phản xạ nhanh nhạy khi có ánh sáng chiếu đột ngột hay có tiếng động.
- Kiểm tra bệnh phát sáng ở tôm: Lấy ngẫu nhiên 100 tôm giống cho vào phòng tối, tôm không phát sáng là đạt yêu cầu.
- Kiểm tra sốc tôm:
- Cách 1: Lấy ngẫu nhiên 100 tôm giống và 2 lít nước bể ương, cho vào thêm 2 lít nước ngọt. Sau 1 giờ, tỷ lệ tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu.
- Cách 2: Lấy ngẫu nhiên 100 tôm giống và 10 lít nước bể ương. Cho vào 2ml formol có nồng độ 200ppm. Sục khí trong 1 giờ, tỷ lệ tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu.
- Kiểm tra và đảm bảo 100% tôm không bị nhiễm các loại bệnh.
Ki chuyển tôm giống về cơ sở nuôi, các bao giống còn nguyên vẹn và đủ lượng oxy. Đồng thời, lấy 3 túi tôm giống bất kỳ để kiểm tra lại pH và độ mặn, lấy chỉ số trung bình so với ao ương để xử lý nước trước khi thả giống để đạt hiệu suất nuôi tốt nhất.
Tham khảo: Cách nhận biết tôm giống kém chất lượng
Thả nuôi với mật độ phù hợp
Việc tạo và duy trì cho ao nuôi tôm một hệ sinh thái hợp lý là vô cùng quan trọng. Bà con nên kết hợp mật độ thả nuôi hợp lý cùng với kết hợp đầu tư trang thiết bị đầy đủ cho ao nuôi như quạt nước để đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan ở mức > 4-5mg/lít với tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Ngoài ra, hệ sinh thái cân bằng còn giúp tạo nguồn thức ăn từ nhiên cho tôm, ức chế sự phát triển tảo độc và ổn định môi trường nước ao nuôi. Từ đó tôm sẽ tăng khả năng bắt mồi, phát triển nhanh chóng, mang lại vụ nuôi hiệu quả về năng suất và giảm chi phí trong nuôi tôm.
Tham khảo: Cách thả tôm giống khỏe mạnh
Kiểm soát nguồn thức ăn và cho ăn ở mức độ hợp lý
Thức ăn là yếu tố quan trọng và chiếm khoảng chi phí từ 50 – 60% trong một vụ nuôi tôm. Trong đó, ước tính lượng thức ăn bị thất thoát trong nước và bùn đáy ao nuôi khoảng 20% và chúng sẽ phân hủy khiến tảo phát triển, đáy ao dơ. Đồng thời, những chất này sẽ khiến lượng oxy trong ao bị tiêu hao và sản sinh nhiều khí độc.
Vì vậy, để giảm chi phí trong nuôi tôm, bà con nên bắt đầu từ việc kiểm soát nguồn thức ăn và lượng thức ăn cho tôm. Canh nhá kĩ theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn, lượng tôm thả và tình hình thực tế tỷ lệ đạt của ao nuôi. Bà con có thể cho tôm ăn nhiều lần trong một ngày nhưng nên giảm lượng thức ăn này xuống còn trong khoảng 70% sức ăn của đàn tôm.
Bên cạnh đó, tôm ăn nhiều vào thời điểm mặt trời mọc và lặn, vì vậy cần tăng lượng thức ăn vào ban ngày và giảm vào ban đêm. Khi tôm đang trong quá trình lột xác, thời tiết nắng gắt hay môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột thì nên cắt giảm bớt thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho tôm ăn khi tôm nhiễm bệnh, ao nuôi bị ô nhiễm do tảo chết, tảo tàn.
Thông thường, kiểm soát thức ăn tốt thì hệ số FCR sẽ thấp. Cụ thể, đối với tôm thẻ thì tỷ lệ FCR trong khoảng 1,1-1,2 còn đối với tôm sú thì FCR sẽ trong khoảng 1,3-1,4. Chỉ cần tỷ lệ FCR này giảm 0,1 thì có nghĩa rằng người nuôi đã tiết kiệm được 3.000.000 đồng/tấn tôm. Qua đó có thể thấy rằng, việc tính toán lượng thức ăn chuẩn tránh dư thừa sẽ mang lại được lợi kép khi vừa giảm chi phí trong nuôi tôm, vừa giảm sự cố do thức ăn thừa gây ra trong ao nuôi.
Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm
Sử dụng chế phẩm sinh học chất lượng và hạn chế dùng hóa chất
Trong một vụ nuôi tôm, chi phí cho hóa chất và chế phẩm sinh học thường chiếm khoảng 20-30%. Vậy nên cần phải theo dõi sự phát triển của tôm một cách chặt chẽ để dùng đúng, kịp thời và hạn chế sử dụng hóa chất nhằm đảm bảo môi trường an toàn và bền vững cho ao nuôi.
Trước tình trạng thị trường hóa chất, chế phẩm sinh học cho nuôi tôm ngày càng đa dạng, thì đây là một khâu vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn được chế phẩm sinh học chất lượng giúp mang lại hiệu quả và giảm chi phí trong nuôi tôm một cách đáng kể.
Bà con nên lựa chọn các chế phẩm sinh học có chứa những nhóm vi sinh vật như sau:
- Nhóm vi sinh vật Bacillus: Tiêu hao ít oxy trong ao, có khả năng chịu nhiệt cao và phân giải bột đường thành các axit hữu cơ.
- Nhóm vi sinh vật Nitrosomonas và Nitrobacter: Giúp xử lý khí độc NH3 thành các sản phẩm ít độc hơn NO3 thông qua quá trình Nitrat hóa. Tuy nhiên khi ứng dụng chủng vi sinh này sẽ tiêu hao nhiều oxy trong ao nuôi, vì vậy cần cung cấp lượng oxy đủ để đảm bảo tôm khỏe và men vi sinh hoạt động hiệu quả.
- …
Các chủng vi sinh vật có lợi cho ao nuôi tôm đều có trong sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift. Microbe-Lift là sản phẩm men vi sinh tập hợp nhiều chủng vi sinh được nuôi cấy đơn lẻ và lưu giữ ở dạng lỏng với công nghệ “ngủ đông” đặc biệt. Những sản phẩm men vi sinh dành cho ao nuôi tôm đến từ Microbe-Lift bao gồm:
- Men vi sinh xử lý nước ao nuôi Microbe-Lift AQUA C
- Men vi sinh xử lý khí độc ao nuôi Microbe-Lift AQUA N1
- Men vi sinh xử lý đáy ao Microbe-Lift AQUA SA
- Men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe Lift DFM.
Khi đã lựa chọn được sản phẩm men vi sinh chất lượng, bà con sử dụng dựa theo nguyên tắc đúng bệnh, đúng liều lượng và đúng sản phẩm để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như giúp giảm chi phí trong nuôi tôm.
Với những chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp ích cho bà con trong việc giảm chi phí trong nuôi tôm và có được vụ nuôi thành công. Để được tư vấn thêm về cách sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm, cũng như sản phẩm và liều dùng phù hợp với từng tình trạng ao nuôi, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 ngay hôm nay!
Tài liệu tham khảo:
- Biện pháp giảm chi phí nuôi tôm – Tạp chí Người Nuôi Tôm (nguoinuoitom.vn)
- Làm thế nào để giảm chi phí trong nuôi tôm – Tạp chí Người Nuôi Tôm (nguoinuoitom.vn)
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh