Việc quản lý thức ăn cho tôm đóng vai trò quan trọng ngang với quản lý chất lượng ao nuôi. Vì tôm sẽ hấp thụ trực tiếp thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Chỉ cần thức ăn có vấn đề, sức khỏe của tôm sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo năng suất mùa vụ đi xuống. Chính vì lý do này, bà con nuôi tôm nào cũng nên nắm được những cách để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm, nhằm thúc đẩy tôm nuôi phát triển toàn diện, chuyển hóa thức ăn tốt, giảm thiểu chất thải cho môi trường nước.
Dưới đây là kinh nghiệm được Biogency tổng hợp lại và muốn chia sẻ với những người nuôi tôm, bà con mình lưu lại để áp dụng cho trang trại nhé!
Tham khảo: Cách cho tôm ăn hiệu quả
Các nội dung chính
Các yếu tố môi trường
Điều đầu tiên bà con cần quan tâm chính là các yếu tố liên quan tới môi trường nước ao. Bởi vì nước là môi trường sống toàn thời gian của tôm. Chất lượng nước biến động có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tôm như chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi và tiêu thụ thức ăn,…
Các yếu tố môi trường quan trọng mà bà con cần lưu ý là:
- Nhiệt độ ao nuôi. (Tham khảo cách quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm hiệu quả)
- Hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
- Độ pH, độ kiềm, hàm lượng khí độc trong ao tôm như NH4, NH3, NO2,…
Cụ thể, như Biogency nhiều lần đề cập, nhiệt độ là yếu tố tác động rất nhiều đến sức khỏe và hoạt động của tôm, đặc biệt còn ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Nhiệt độ lý tưởng cho tôm sinh trưởng là khoảng 28 – 30 độ C. Khi thấy nhiệt độ giảm xuống khoảng 2 độ C, bà con chủ động giảm 30 – 50% lượng thức ăn thường ngày. Sau đó thường xuyên quan sát, theo dõi các hoạt động bắt mồi và sức ăn của tôm để điều chỉnh lại lượng thức ăn sau khi nhiệt độ đã ổn định lại.
Hàm lượng oxy hòa tan là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng nước ao có phù hợp với tôm hay không. Tôm nuôi có nhu cầu oxy hòa tan > 4mg/l. Nếu hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp hơn mức này, tôm sẽ chịu ảnh hưởng thấy rõ:
- Tôm hô hấp kém.
- Lượng oxy không đủ cho quá trình, hấp thu và chuyển hóa thức ăn kém FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn) tăng.
Bà con phải luôn quản lý các yếu tố khác của môi trường nước thật tốt, như ổn định độ pH, độ kiềm,… phù hợp với nhu cầu phát triển của tôm. (Không khuyến cáo diệt khuẩn)
Cách quản lý môi trường ao nuôi hiệu quả và mang tính bền vững là định kỳ sử dụng men vi sinh để kiểm soát chất lượng nước, xử lý bùn đáy ao, phân hủy chất thải và thức ăn thừa của tôm,… giúp cho chất lượng ao nuôi luôn ổn định, thuận lợi cho tôm phát triển.
Tham khảo: Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Chất lượng thức ăn
Thức ăn đạt chuẩn chất lượng cao, có thể giúp tôm tiêu hóa tốt và lớn nhanh sẽ có những đặc trưng sau:
- Thức ăn có sự đồng đều về hình dạng, kích thước và màu sắc.
- Thức ăn có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, enzyme,…) để tôm tiêu hóa tốt và tăng cường hệ miễn dịch.
- Bề ngoài thức ăn mịn, ít bụi.
- Có mùi thơm hấp dẫn.
- Thức ăn không bị rã trong nước sau 2 tiếng.
- Không chứa tạp chất.
- Không bị ẩm ướt, nấm mốc.
Tham khảo: Xử lý thức ăn cho tôm bị nấm mốc
Thức ăn đáp ứng các tiêu chí trên mới thu hút tôm bắt mồi. Nếu sử dụng thức ăn chất lượng kém, nhiều bụi, quá cứng, không có độ kết dính, khi ăn vào tôm sẽ khó tiêu hóa làm dư thừa thức ăn nhiều, vừa hao phí thất thoát vừa gây ô nhiễm môi trường nước.
Cách cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Cho tôm ăn vào ban ngày, lúc hàm lượng oxy hòa tan cao.
- Bà con nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều lần trong ngày (6 – 7 lần) để sử dụng thức ăn hiệu quả hơn. Nếu trang trại nuôi có điều kiện, có thể lắp đặt hệ thống máy cho ăn tự động.
- Xi phông đáy ao định kỳ để gom bỏ chất thải cùng thức ăn thừa của tôm, giúp ổn định chất lượng nước ao và cũng không để tôm phải ăn lại chất thải của mình.
- Để ý theo dõi lượng thức ăn thừa để điều chỉnh lại liều lượng cho ăn phù hợp. Đồng thời quan sát đường ruột tôm đầy hay rỗng để gia giảm thức ăn hợp lý hơn.
Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm
Cải thiện đường ruột cho tôm
Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà một số người nuôi tôm chưa chú trọng. Dù môi trường ao nuôi lý tưởng, thức ăn chất lượng cao với đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng nếu hệ đường ruột của tôm yếu, khả năng hấp thu kém thì cũng không thể chuyển hóa thức ăn để cơ thể tôm phát triển khỏe mạnh được.
Vì vậy trong suốt quá trình nuôi, bà con cần chú ý theo dõi và cải thiện sức khỏe đường ruột cho tôm.
- Quan sát đường ruột tôm thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời (nếu có).
- Định kỳ bổ sung men vi sinh đường ruột giúp duy trì chức năng tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu, giúp nâng cao sức đề kháng cho tôm và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn FCR.
- Bổ sung vitamin C cho tôm để tăng sức đề kháng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại, giúp tôm bắt mồi linh hoạt và tiêu hóa tốt hơn.
Tham khảo: Nuôi tôm bằng tảo Spirulina
Nếu bà con đang muốn tìm dòng sản phẩm men vi sinh đường ruột chất lượng cao, Biogency tự tin giới thiệu sản phẩm do công ty phân phối độc quyền: men vi sinh đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM. Sản phẩm chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột (Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis), giúp tôm ăn khỏe, hấp thu dinh dưỡng tốt, phòng ngừa bệnh phân trắng, bệnh đường ruột,…
Ngoài ra, một điều không thể bỏ qua là ngay từ bước đầu, bà con nên lựa chọn những con giống khỏe, chất lượng tốt, đồng đều, không bị dị tật,… để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm.
Tham khảo: Cải thiện chi phí bằng cách cho cà rốt vào thức ăn cho tôm
Trên đây là những kinh nghiệm mà Biogency muốn chia sẻ để trong quá trình nuôi bà con có thể nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm. Những phương pháp này đều không quá khó, đặc biệt là rất an toàn và bền vững, bà con có thể áp dụng xuyên suốt mùa vụ cho năng suất tăng cao. Nếu cần được hỗ trợ thêm trong quá trình nuôi tôm, bà con vui lòng liên hệ đến số Hotline của Biogency: 0909 538 514.
Tài liệu tham khảo:
Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm – Tạp chí Thủy sản Việt Nam (thuysanvietnam.com.vn)
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh