hạn chế tôm chết trong quá trình thả nuôi

Các biện pháp hạn chế tôm chết trong quá trình thả nuôi

Tôm chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân, hoặc biết được nguyên nhân nhưng không biết cách khắc phục,… chính là điều khiến bà con nuôi tôm hết sức đau đầu. Để vụ nuôi đạt kết quả cao, đồng thời đảm bảo môi trường nuôi tôm an toàn, bền vững, bà con cần thực hiện một số công tác nhất định trong quá trình nuôi. Dưới đây Biogency sẽ hướng dẫn một số biện pháp hạn chế tôm chết trong quá trình nuôi, bà con tham khảo áp dụng để chủ động tránh những rủi ro cho trang trại của mình.

Các nguyên nhân phổ biến khiến tôm chết trong quá trình thả nuôi

Có nhiều nguyên nhân khiến cho tôm chết trong quá trình thả nuôi, dưới đây Biogency tổng hợp những nguyên nhân phổ biến nhất mà bà con có thể gặp:

Con giống kém chất lượng

Chất lượng con giống ảnh hưởng tới khả năng phát triển của tôm sau này.

  • Con giống khỏe mạnh, chất lượng tốt thì tôm sẽ có sức đề kháng tốt, lớn nhanh, khỏe mạnh.
  • Nếu con giống không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng, chưa qua kiểm dịch thì rất dễ mắc bệnh trong quá trình nuôi. Với sức đề kháng kém, tôm sẽ bị chậm lớn hoặc dễ chết.

Ảnh hưởng thời tiết

Tôm có thể chết do yếu tố ngoại cảnh, chẳng hạn thời tiết diễn biến bất thường, thay đổi liên tục khiến nhiệt độ ao nuôi không ổn định.

Đối với trường hợp này nếu bà con không có các biện pháp đối phó kịp thời thì sức đề kháng của tôm sẽ giảm đáng kể, dễ xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt. 

Tôm nhiễm bệnh

Có 2 loại bệnh khiến tôm dễ chết nhất là bệnh đường ruột và bệnh hoại tử gan tụy.

  • Tôm có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hoặc do môi trường nước ao kém chất lượng mà bị bệnh liên quan tới đường ruột, từ đó dẫn tới bệnh phân trắng rồi chết dần.
  • Tôm một khi đã bị bệnh hoại tử gan tụy thì khả năng chết lên đến 100%. Đây là hội chứng cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Vibrio, hoặc do thiếu oxy hòa tan, nước ao quá mặn, mật độ tôm nuôi quá cao,… gây ra.
Hoai tu gan tuy o tom
Hoại tử gan tụy là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở tôm.

Tham khảo: Các bệnh thường gặp ở tôm và cách điều trị hiệu quả

Nuôi tôm không đúng kỹ thuật

Từng có thời phong trào nuôi tôm nở rộ, người người nhà nhà nuôi tôm. Từ đó cũng phát sinh nhiều trường hợp nuôi tôm tự phát, thiếu kinh nghiệm, sai kỹ thuật,… dẫn tới việc tôm chậm lớn, dễ chết hàng loạt.

Bà con không chú trọng công tác xử lý đáy ao, xử lý nguồn nước, hoặc cho tôm ăn sai cách,… sẽ rất dễ khiến tôm bị bệnh chết đồng loạt.

Biện pháp khắc phục tình trạng tôm chết trong quá trình thả nuôi hiệu quả

Bà con tham khảo áp dụng các biện pháp mà chúng tôi gợi ý dưới đây, sẽ thấy tình trạng tôm chết được khắc phục rõ rệt!

Lựa chọn con giống chất lượng

Chất lượng con giống có thể quyết định chất lượng tôm khi thu hoạch. Vì vậy một trong những biện pháp đầu tiên bà con cần làm để hạn chế tôm chết là chọn con giống chất lượng tốt.

Chat luong con giong
Một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định vụ nuôi của bà con là chất lượng con giống.
  • Chọn tôm giống ở những đơn vị cung cấp uy tín.
  • Tôm có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch.
  • Ngoại hình đảm bảo những yếu tố đặc trưng như màu sắc, hình dáng: tôm không bị dị hình, kích cỡ đều, đầy đủ râu và phụ bộ, ruột chứa đầy thức ăn.
  • Tôm hoạt động nhanh nhẹn, phản ứng nhạy với các tác động bên ngoài, khả năng bơi tốt.

Để đảm bảo, bà con có thể kiểm tra một số loại bệnh trên tôm giống bằng cách thu mẫu và gửi xét nghiệm bằng phương pháp PCR. Hoặc có thể tham khảo cách chọn tôm giống tốt chất lượng để tăng khả năng sống của tôm.

Tham khảo: Cách chọn giống tôm tốt

Cải tạo nước ao nuôi

Bà con tiến hành dọn tẩy ao bằng cách: phơi khô, bón vôi, cạo bùn đáy ao, sử dụng nước oxy già hydrogen peroxide (H2O2) và một số chế phẩm vi sinh để phân giải các hợp chất hữu cơ.

Tham khảo: Cách sử dụng oxy già trong ao tôm

Trong đó, phơi khô một phần đáy ao là cách dọn tẩy tối ưu. Việc này giúp cho sinh vật tự nhiên hoạt động và quá trình oxy hóa xảy ra. Các bước phơi khô đáy ao như sau:

  • Giữ mức nước trong ao khoảng 30 – 40cm.
  • Sử dụng 8 – 10 ml/m3 hydrogen peroxide để loại bỏ các chất hữu cơ trong ao.
  • Tiếp theo sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm phân huỷ các chất hữu cơ trong khoảng 3 – 4 ngày.
  • Tháo cạn nước, cho 1 lít enzym hòa tan với nước rồi phun đều trên mặt ao, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy hết sau 24 tiếng.
  • Tiếp theo kiểm tra độ pH đáy ao và tiến hành bón vôi theo liều lượng như sau:
Độ pH Đáy ao cát

(kg/ha)

Đáy ao cát pha bùn

(kg/ha)

Đáy ao nhiều bùn hay sét

(kg/ha)

> 6,5 Không bón Không bón Không bón
6,1 – 6,5 Không bón 1.500 1.700
5,6 – 6,0 500 1.700 3.500
5,1 – 5,5 1.500 3.000 5.000
4,6 – 5,0 3.500 4.000 8.000
4,0 – 4,5  4.000 5.000 10.000

Tham khảo: Các chỉ số ảnh hưởng tới nước ao nuôi

Chuẩn bị nước

  • Nước cấp cho ao nuôi cần được lọc qua lưới mịn (9,5 lỗ/cm hoặc 89 lỗ/m2).
  • Lấy nước vào ao ở mức 1,2m, tiến hành diệt khuẩn sau 3 ngày.
  • Sử dụng hóa chất để khử trùng nước. Trong các loại hóa chất khử trùng thì phổ biến và hiệu quả nhất là chlorine Ca(OCl2) – calcium hypochlorite 65 – 70%, dùng với liều lượng 25 – 30 g/m3 (độ pH trong ao thấp thì hiệu quả diệt khuẩn cao hơn).
  • Hoà tan chlorine trong nước, rải đều khắp mặt ao. Tháo cống cho nước chảy khoảng 2 phút thì đắp lại.
  • Sau 24 giờ, tiến hành loại bỏ lượng chlorine còn thừa trong ao bằng thiosulfat sodium Na2S2O3.5H2O. Sử dụng liều lượng 10g/m3 Na2S2O3.5H2O hoà tan rải đều khắp ao. Tiếp đến cho khoảng 1 – 2g EDTA (Ethylenediaminetetraacetic Axit) hoà tan trong nước rải khắp mặt ao nhằm loại bỏ kim loại nặng. Bước tiếp theo là gây màu nước.
  • Phương pháp bón phân gây màu nước: đa phần bà con thường sử dụng một trong các loại phân bón hoá học dưới đây:
    • Urê phốt phát N-P-K (16:2:0)
    • Urê N2H4CO, N-P-K (46:0:0)
    • Supe phốt phát N-P-K (16:16:16)

Trong 3 loại trên, urê phốt phát được đánh giá là tốt nhất. Bón phân theo liều lượng 40 – 50kg/ha trong 20 – 25 ngày. Bón liên tục sau 4 – 5 ngày thì tảo sẽ phát triển và có thể bắt đầu thả giống nuôi. Trong tháng nuôi đầu tiên, để duy trì tảo phát triển ổn định cần bón thêm phân hoá học 2 ngày/lần, mỗi lần 3 – 4kg/ha, bón liên tục suốt 3 – 4 tuần đầu. Sau đó từ tháng thứ 2 trở đi là tảo sẽ phát triển nhiều, bà con chú ý kiểm soát để duy trì mức độ vừa phải.

Ngoài ra bà con có thể tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học để gây màu nước. Biogency có dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp tạo ra hệ sinh thái ao nuôi thuận lợi cho tôm phát triển.

Kiểm soát môi trường ao nuôi

Môi trường nước ao nuôi sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó bà con cần lưu ý đặc biệt tới những yếu tố dưới đây:

Thực vật phù du trong nước

Sự tồn tại của thực vật phù du trong ao sẽ có lợi cho quá trình nuôi tôm của bà con. Cụ thể, chúng giúp làm giảm ánh sáng trong ao, hạn chế sự phát triển của tảo đáy, tạo thêm oxy trong nước, ổn định nhiệt độ và độ pH.

Trong quá trình phát triển, thực vật phù du sẽ sử dụng đạm và lân, nhờ đó hạn chế sự tích độc của các chất hữu cơ có nitơ như NH3 và NO2.

Tuy nhiên, bà con cần lưu ý không để thực vật phù du phát triển quá mức (độ trong < 25cm). Lúc này lượng oxy trong nước sẽ giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Bà con có thể xử lý bằng cách:

  • Nên thay nước 2 – 3 ngày/lần
  • Dùng hóa chất để diệt bớt tảo với tần suất 4 – 5 ngày/lần
  • Sử dụng nước oxy già (H2O2) với liều lượng 3 – 5 ml/m3 hoà tan với nước, rải đều trên mặt ao vào buổi sáng khoảng 9 – 10 giờ.

Chất thải lắng tụ

Đáy ao sạch rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của tôm. Vì vậy để hạn chế việc tôm chết trong quá trình thả nuôi, bà con cần chú ý xử lý những chất thải lắng tụ dưới đáy ao.

Đối với hình thức nuôi tôm thâm canh, trong thời gian nuôi cần gom chất thải vào giữa ao, sau mỗi vụ nuôi thì vệ sinh ao triệt để. Các chất thải được gom lại trên đáy ao rồi dẫn ra ngoài bằng đường ống.

Tham khảo: Xử lý chất lợn cợn trong ao tôm

Hàm lượng oxy trong nước

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước > 4mg/l là tốt nhất. Khi hàm lượng oxy giảm xuống, tôm vẫn sẽ ăn bình thường nhưng hiệu quả sử dụng thức ăn giảm dần, đồng thời các nhân tố gây bệnh gia tăng khiến tôm chậm lớn.

Hàm lượng oxy thấp thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đến tôm, làm tôm chậm lớn và thậm chí khiến tôm chết nếu hàm lượng oxy hòa tan xuống dưới mức 1 mg/l.

Chưa kể, oxy thấp cũng sẽ làm giảm hiệu quả của các chế phẩm sinh học mà bà con sử dụng trong quá trình nuôi tôm.

Hiện tượng thiếu oxy thường xuất hiện vào tháng thứ 3 trở đi. Vì lúc này tôm bài tiết nhiều hơn khiến môi trường nước tồn đọng nhiều chất thải. Bà con tăng cường sử dụng máy sục khí để tăng lượng oxy trong ao, góp phần đưa các loại thực vật phù du lên tầng mặt, hỗ trợ chúng quang hợp vào ban ngày và tạo thêm oxy.

Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng quạt nước hiệu quả

Dung may suc khi tang luong
Dùng máy sục khí để góp phần tăng lượng oxy trong ao.

Bổ sung men vi sinh

Thường xuyên bổ sung men vi sinh là cách thức hiệu quả để duy trì môi trường sống lý tưởng cho tôm, từ đó hạn chế tình trạng tôm nhiễm khuẩn và chết hàng loạt trong quá trình nuôi.

Bổ sung men vi sinh định kỳ mang tới những lợi ích sau:

  • Quản lý màu nước hiệu quả giúp kiểm soát sự phát triển của tảo, từ đó hạn chế tôm nhiễm bệnh (độ trong lý tưởng nhất là 30 – 40cm).
  • Giảm tần suất nạo vét đáy.
  • Giúp quá trình phân huỷ thức ăn thừa, chất thải của tôm và những chất độc hại trong nước diễn ra nhanh hơn.
  • Ngăn sự hình thành các khí độc H2S, Amonia,… trong nước.

Tham khảo: Tôm chết lai rai và cách khắc phục

Hạn chế tình trạng tôm chết do bởi ao ô nhiễm, có khí độc hay bệnh đường ruột với Microbe-Lift

Có thể thấy, sử dụng các chế phẩm vi sinh sẽ mang tới hiệu quả cao trong việc tạo ra môi trường tốt cho tôm, giữ cân bằng sinh thái trong ao, giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển nhanh, ổn định, chất lượng thịt tốt, từ đó giúp bà con có vụ nuôi bội thu.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều loại chế phẩm vi sinh hỗ trợ cho công tác nuôi trồng thủy sản. Bà con có thể tham khảo sử dụng dòng men vi sinh Microbe-Lift do Biogency nhập khẩu từ Mỹ, đảm bảo an toàn và chất lượng khi đến tay người tiêu dùng:

Microbe Lift AQUA SA
Bà con đừng quên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA định kỳ để xử lý bùn đáy ao, giúp hạn chế khí độc hiệu quả.
Microbe Lift AQUA C
Kết hợp thêm men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch môi trường nước ao.
Microbe Lift AQUA N1
Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý khí độc ao nuôi hiệu quả.

Trên đây là những sản phẩm men vi sinh giúp bà con xử lý môi trường ao nuôi vô cùng hiệu quả, mang tới hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường. Ngoài ra bà con nên bổ sung men vi sinh đường ruột cho tôm – Microbe-Lift DFM giúp tôm ăn khỏe, hấp thu tốt, mau lớn và giảm nguy cơ nhiễm bệnh đường ruột, bệnh phân trắng.

Microbe Lift DFM
Để tôm ăn khỏe, hấp thu tốt, bà con nên bổ sung men vi sinh Microbe-Lift DFM vào thức ăn hàng ngày của tôm.

Biogency hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con nắm rõ được các biện pháp hạn chế tôm chết trong quá trình thả nuôi, nhờ đó có những vụ nuôi năng suất, bội thu. Mọi khó khăn, thắc mắc cần tư vấn, bà con có thể liên hệ với Biogency qua Hotline 0909 538 514, các chuyên gia giàu kinh nghiệm và tận tâm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con xử lý những vấn đề nan giải.

Chịu trách nhiệm nội dung

Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh

Chữ ký