Gan tôm là cơ quan đóng vai trò là cơ quan tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất chính của tôm. Bên cạnh đó, gan tôm cũng tham gia vào quá trình tạo máu, hỗ trợ tôm nâng cao khả năng miễn dịch. Khi gan tôm bị nhiễm độc, các chức năng của gan cũng theo đó mà suy yếu, đó là điều mà nhiều bà con nuôi tôm đang trăn trở hiện nay. Nguyên nhân gan tôm bị nhiễm độc là gì? Và làm thế nào để giải độc gan cho tôm để tôm phát triển khỏe, đề kháng cao?
Các nội dung chính
Nguyên nhân khiến gan tôm bị nhiễm độc
Tình trạng tôm bị nhiễm độc gan xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến là:
Chất lượng môi trường nước xấu
Chất lượng môi trường nước ao nuôi xấu rất dễ khiến tôm bị stress – là nguyên nhân hàng đầu làm rối loạn chức năng gan và khiến gan tôm bị nhiễm độc. Cụ thể là:
- Mưa nắng thất thường tác động đến các yếu tố của môi trường nước (như pH, độ kiềm, độ trong, độ mặn, oxy hòa tan…), làm chúng vượt ra khỏi phạm vi phù hợp của tôm khiến tôm bị stress.
- Nước ao nuôi tồn tại độc tố do tảo độc, nấm mốc, khí độc (NH3, NO2)… khi xâm nhập vào gan làm gan phải tăng cường chức năng đào thải độc dẫn đến rối loạn chức năng gan.
- Trong nước tồn tại các vi khuẩn có hại như V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus… là nguyên nhân gây stress và bệnh cho tôm.
- Thay nước ao nhiều với tỷ lệ thay nước cao trong khi chất lượng nước thay kém, các chỉ số môi trường không phù hợp hoặc có tồn đọng mầm bệnh khiến chúng bùng phát gây stress, bệnh, và ngộ độc gan tôm.
Tham khảo: Màu gan tôm đẹp
Chất lượng thức ăn không đảm bảo và quá trình cho ăn không khoa học
Chất lượng thức ăn không đảm bảo là nguyên nhân khiến gan tôm dễ bị nhiễm độc vì:
- Kích cỡ thức ăn không đều, không đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho tôm (Vitamin, chất béo…) hay thức ăn bị nấm mốc làm phát sinh các độc tố như Mycotoxin hay Aflatoxin… làm gan tôm dễ bị viêm và từ đó bị nhiễm độc do chức năng gan suy giảm.
- Thức ăn dư thừa đạm nhiều làm gan tôm phải tiết lượng lớn Enzyme để xử lý, dẫn đến rối loạn chức năng gan nhưng không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi, hậu quả là chức năng gan suy giảm dần và gan bị nhiễm độc.
Thêm vào đó, quá trình cho tôm ăn không khoa học cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm độc gan, mà cụ thể là cho tôm ăn quá nhiều thức ăn so với mức cần thiết để tôm tăng trọng nhanh nhưng vô tình làm gan tôm phải tiết Enzyme xử lý liên tục khiến nó dễ quá tải, làm gan tôm bị sưng và chức năng gan bị giảm nhanh chóng, khiến gan tôm bị nhiễm độc.
Tham khảo: Cách cho tôm ăn hiệu quả
Lạm dụng kháng sinh
Đối với nhiều bà con nuôi tôm theo cách truyền thống, kháng sinh giống như một “thần dược” giúp tôm khỏe, chống chọi với bệnh tật và làm cho quá trình nuôi tôm dễ dàng hơn. Nhưng bà con không biết rằng, kháng sinh nếu được sử dụng quá mức cho phép hoặc sử dụng không đúng lúc sẽ gây tổn thương ngược lại cho tôm, mà điển hình là gan tôm. Gan phải liên tục xử lý lượng kháng sinh được nạp vào cơ thể làm chức năng gan bị rối loạn. Chưa kể đến là khi sử dụng kháng sinh quá nhiều, chúng còn có nguy cơ cao sản sinh ra độc tố gây hại cho gan, tụy, ruột.
Một số bà con thường kết hợp 2-3 loại kháng sinh cùng lúc để mong trị bệnh cho tôm nhanh nhưng chưa nắm rõ cơ chế phản ứng của thuốc, dẫn đến việc kết hợp sai và vô tình làm thu hẹp phổ kháng khuẩn của kháng sinh khiến cho việc điều trị bệnh không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và chức năng của gan.
Tham khảo: Cách sử dụng kháng sinh khi nuôi tôm
Cách giải độc gan cho tôm
Khi gan tôm bị nhiễm độc và suy giảm chức năng, gan thường bị sưng, xuất hiện hiện tượng xơ gan ở giai đoạn đầu, có màu đỏ nâu, đỏ sẫm hoặc vàng nhợt nhạt (trong khi gan tôm bình thường có màu nâu vàng, nâu đen), nặng hơn là sẽ bị co rút gan, gan bị teo. Bà con nên quan sát gan tôm thường xuyên, khi phát hiện gan tôm có những triệu chứng bất thường do nhiễm độc, cần tìm cách giải độc gan cho tôm càng nhanh càng tốt. Dưới đây là một số cách mà bà con có thể áp dụng để giải độc gan cho tôm:
Kiểm tra và điều chỉnh các chỉ số của môi trường nước
Mục đích của việc này là để đảm bảo rằng gan tôm sẽ không bị nhiễm độc lại sau khi tiến hành giải độc gan cho tôm. Các chỉ số của môi trường nước cần được đảm bảo đối với tôm thẻ chân trắng như sau:
- Nhiệt độ nước: 26°C – 32°C.
- Độ pH: 7,5 – 8,5.
- Độ mặn: 10 – 25‰.
- Oxy hòa tan: DO > 5 mg/l.
- Độ kiềm: 120 – 180 mg CaCO3/l.
- Độ trong: 30 – 35 cm.
- Độ cứng: 20 – 150ppm.
- Nồng độ Nitrat: NO3- < 900 mg/l.
- Nồng độ Nitrit: NO2 < 5 mg/l.
- Nồng độ Amonia: NH3 < 0.1 mg/l.
- Nồng độ Hydro Sunfua: H2S < 0.1 mg/l.
Bà con có thể mua các loại Kit test Sera tại các cửa hàng, đại lý chuyên về tôm để kiểm tra các chỉ số trên và điều chỉnh ngay lập tức nếu có chỉ số nào vượt mức phù hợp cho tôm.
Đối với các chỉ số liên quan đến khí độc như NH3, NO2, H2S, bà con nên sử dụng men vi sinh để đạt hiệu quả xử lý cao và không làm ô nhiễm môi trường nước. Dưới đây là các dòng men vi sinh Microbe-Lift dạng lỏng được sản xuất và đóng gói tại Mỹ, chứa các chủng chuyên biệt để xử lý khí độc và điều hòa tính ổn định của môi trường nước nuôi tôm hiệu quả:
- Men vi sinh xử lý khí độc NH3, NO2 – Microbe-Lift AQUA N1: Đây là dòng sản phẩm men vi sinh chứa 2 chủng Nitrosomonas và Nitrobacter chuyên trị khí độc trong ao nuôi tôm.
- Men vi sinh xử lý bùn đáy, giảm H2S – Microbe-Lift AQUA SA: AQUA SA chứa các chủng Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, Humate… giúp tăng cường phân hủy bùn ở tầng đáy ao nuôi, qua đó giúp giảm thiểu và loại bỏ khí độc H2S sinh ra từ đáy.
- Men vi sinh làm sạch nước và điều hòa chất lượng nước – Microbe-Lift AQUA C: Đây là dòng sản phẩm chứa 13 chủng vi sinh vật khác nhau, được điều chế và tổng hợp trong cùng một sản phẩm để xử lý các vấn đề của môi trường nước như lợn cợn, tảo tàn, thức ăn thừa, phân tôm, kim loại nặng… và các chất ô nhiễm khác, giúp môi trường nước sạch và ổn định để tôm phát triển.
Kiểm tra lại chất lượng thức ăn của tôm và điều chỉnh lượng cho ăn
Để giải độc gan cho tôm, việc tiếp theo bà con cần làm là kiểm tra lại chất lượng thức ăn trước khi cho tôm ăn đợt kế tiếp. Nếu thức ăn bị nấm mốc, ẩm, chất lượng kém cần loại bỏ ngay. Thay vào đó là thức ăn mới có nguồn gốc rõ ràng, kích cỡ đều, có mùi thơm hấp dẫn, lâu tan trong nước… để cho tôm ăn.
Đồng thời, bà con cần giảm lượng thức ăn khi cho tôm ăn để hỗ trợ quá trình giải độc gan cho tôm. Việc giảm lượng thức ăn sẽ giúp giảm gánh nặng xử lý lên gan để quá trình giải độc gan cho tôm diễn ra thuận lợi hơn. Tùy vào mức độ nhiễm độc gan là nặng hay nhẹ mà việc cắt giảm thức ăn bao nhiêu cho phù hợp. Ví dụ nếu gan tôm bị nhiễm độc nhẹ, bà con có thể cắt giảm ⅓ lượng thức ăn, nếu nặng hơn thì có thể là ½ hoặc cắt giảm hoàn toàn trong 1-2 ngày khi tiến hành giải độc gan cho tôm.
Tham khảo: Cách tính lượng thức ăn cho tôm
Sử dụng kháng sinh phù hợp, khi cần thiết và trong mức độ cho phép
Bà con cần tìm hiểu kỹ về loại kháng sinh trước khi dùng cho tôm (ví dụ như: chức năng của kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, tương tác của thuốc, tác dụng phụ của thuốc,…) và cần tuân thủ đúng thời gian ngưng thuốc để tránh làm gia tăng độc tính vào cơ thể tôm.
Sử dụng thuốc giải độc gan cho tôm
Khi các điều kiện môi trường nước đã ổn định, cộng với việc cắt giảm kháng sinh và thức ăn, bà con tiến hành sử dụng các sản phẩm giải độc gan cho tôm để điều trị bệnh. Sản phẩm giải độc gan cho tôm trên thị trường bán khá nhiều, bà con cần lựa chọn đơn vị uy tín, sản phẩm có xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng. Bà con cũng đừng quên tìm hiểu kỹ về liều lượng sử dụng trước khi dùng trong ao nuôi tôm của mình để hiệu quả đạt tốt nhất.
Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng có chứa các chất hỗ trợ gan cho tôm
Đây là bước cần thiết sau khi giải độc gan cho tôm. Mục đích của việc này là để gan tôm mau khỏe và trở về trạng thái bình thường. Các chất hỗ trợ gan phổ biến được sử dụng như Sorbitol (kích thích tiết mật và Enzyme tiêu hóa) , Inositol và Choline (giúp tôm tăng cường sử dụng chất béo, giảm lượng tích lũy của chất béo trong gan và cơ thể), Methionine (hỗ trợ gan tôm loại thải chất độc ra khỏi cơ thể, duy trì các hoạt động ở mức bình thường).
Bên cạnh đó, bà con cũng nên sử dụng thêm men đường ruột cho tôm Microbe-Lift DFM để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của tôm diễn ra thuận lợi hơn, từ đó giúp chức năng của gan phục hồi nhanh hơn.
Để giải độc gan cho tôm hiệu quả, yêu cầu bà con phải cẩn thận và tỉ mỉ trong các bước thực hiện. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bà con nên phòng tránh gan tôm bị nhiễm độc ngay từ đầu bằng các biện pháp kiểm soát ngay từ đầu vụ nuôi chất lượng nước, thức ăn, cách cho ăn, sử dụng kháng sinh, sổ ký sinh trùng cho tôm định kỳ… để các chức năng của gan luôn được đảm bảo và tôm phát triển khỏe, đều, về size lớn nhanh. Nếu có bất kỳ có khăn nào trong quá trình giải độc gan cho tôm hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi khác, bà con hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ kịp thời. Chúc bà con nuôi tôm thành công!
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh