Tôm bị gan cấp tính, gọi đúng là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) hay hội chứng tôm chết sớm (EMS) làm cả tôm sú lẫn tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt, gây thiệt hại vô cùng lớn. Do đó, việc bà con chủ động trang bị thông tin, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa bệnh này là vô cùng cần thiết.
Các nội dung chính
Nguyên nhân tôm bị gan cấp tính
Tôm bị gan cấp tính thường do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Đây là kết luận sau 3 năm nghiên cứu và phân lập của các chuyên gia đến từ đại học Arizona Mỹ phối hợp cùng một số doanh nghiệp, tổ chức OIE và Bộ NN&PTNT Việt Nam. Được biết, bệnh tôm bị gan cấp tính xuất hiện đầu tiên ở miền Nam Trung Quốc vào năm 2009, sau đó lan rộng ra các nước, trong đó năm 2010 bệnh xuất hiện ở các ao tôm nước ta.
Tôm bị gan cấp tính/AHPND/EMS được xem là căn bệnh có tính chất nghiêm trọng, có mức độ lây lan rất nhanh. Cụ thể, tôm sau khi nhiễm có thể chết rất nhanh, có khi chỉ sau khi tiếp xúc chưa đầy 12 tiếng, tôm bệnh trở thành nguồn lây cho tôm khỏe khác trong đàn qua đường nước, phân, xác tôm chết. Chưa kể, chủng vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus có tính kháng kháng sinh rất cao, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Dấu hiệu nhận biết tôm bị gan cấp tính
Bệnh AHPND thường nhiễm vào giai đoạn đầu từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 35 của quá trình nuôi.
Lúc này tôm có hiện tượng lờ đờ, bơi bất thường. Bên cạnh đó tôm còn có một số triệu chứng sau:
- Tôm bỏ ăn: Tôm có hiện tượng chán ăn, bỏ ăn.
- Đường tiêu hoá rỗng, mất sắc tố mô: Tôm bỏ ăn dài khiến đường tiêu hoá rỗng, ruột đứt đoạn.
- Tôm chậm lớn: Tôm chán ăn, quá trình tăng trưởng bị ảnh hưởng khiến tôm chậm lớn.
- Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt: Khi bệnh tiến triển, mô gan tụy của tôm sẽ trở nên nhợt nhạt và cứng nhắc.
- Xuất hiện đốm đen trên gan tụy: Giai đoạn sau đó gan tụy sẽ xuất hiện đốm đen hoặc đường mảnh, đây là các ổ hắc tố hoá trong các tế bào hình ống của gan tụy.
- Tôm chết hàng loạt: Thông thường giai đoạn từ ngày 10-35, tỷ lệ tử vong ở một số khu vực có thể lên đến 100%.
Cách điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm
Khi phát hiện tôm bị gan cấp tính, bà con cần tiến hành ngưng cho ăn hoàn toàn 1-3 ngày hoặc cắt giảm 50% lượng thức ăn cho tôm, tránh để dư thừa thức ăn dễ khiến vấn đề thêm nghiêm trọng. Tiến hành thay nước 30%-50%, chỉnh các thông số môi trường ao tối ưu.
Bên cạnh đó tiến hành diệt khuẩn, cấy lại vi sinh để cải tạo môi trường, hạn chế tảo bùng phát, ức chế khuẩn gây hại với bộ 3 sản phẩm vi sinh Microbe-Lift (Microbe-Lift AQUA C – Xử lý nước, Microbe-Lift AQUA SA – Xử lý nhớt bạt và Microbe-Lift AQUA N1 – Xử lý khí độc (NO2, NH3)) để cải tạo môi trường ao nuôi, cân bằng lại hệ sinh thái vi sinh vật trong ao, làm sạch đáy ao. Bổ sung men tiêu hoá Microbe-Lift DFM với liều dùng gr/1kg thức ăn.
Đối với kháng sinh bà con chú ý phương pháp chỉ hiệu quả khi phát hiện và xác định kịp thời, tôm chưa có triệu chứng nhiễm dù kiểm tra lượng nhiễm ở gan đã vượt mức cho phép. Các nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến bà con có thể tham khảo: Oxytetracycline, Doxycycline, Florfenicol, Enrofloxacin,… Bà con chú ý liều lượng và thời gian sử dụng, đồng thời không sử dụng kháng sinh trong danh mục bị cấm theo quy định của Chính phủ. Xem tại đây >>>
Bà con đừng quên bổ sung vi sinh, men tiêu hoá sau khi sử dụng kháng sinh 5 ngày để phục hồi lại hệ vi sinh vật đường ruột cho tôm. Bà con dùng Microbe-Lift DFM với liều dùng 1gr/ 1 kg thức ăn sẽ cho hiệu quả cực kì tốt sau 2 đến 3 ngày sử dụng và có tác dụng bảo vệ đường ruột lâu dài, hạn chế tác động của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, giảm thiểu bệnh phân trắng.
Phòng ngừa bệnh gan cấp tính trên tôm
Như đã đề cập, việc điều trị bệnh gan cấp tính trên tôm gặp khá nhiều khó khăn như chủng vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng kháng sinh rất cao, sử dụng kháng sinh lượng lớn gây tồn dư, khó khăn trong việc tiêu thụ khi các nước đề cao chất lượng tôm, hạn chế việc điều trị bằng kháng sinh. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất cần làm trước mỗi vụ nuôi.
Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh gan cấp tính trên tôm hiệu quả:
- Chọn giống khỏe: Trước hết bà con cần chọn giống tôm khỏe, sạch bệnh. Đây là bước vô cùng quan trọng nếu không muốn nói là khâu then chốt.
- Cải tạo ao kỹ lưỡng: Ao cần được phơi nền đáy, sát trùng, đảm bảo nguồn nước cấp sạch bệnh, xử lý trước khi đưa vào.
- Quản lý ao tốt: Dịch thường bùng khi thời tiết thay đổi, độ mặn, nhiệt độ ao tăng. Do đó trong quá trình nuôi bà con cần quản lý tốt ao. Bà con có thể kết hợp nuôi cá rô phi để ổn định môi trường ao.
- Giảm mật độ tảo: Bằng cách thay nước, tạt vi sinh ban đêm, chú ý không cắt tảo bằng hóa chất
- Hạn chế dùng kháng sinh: Lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt vi sinh có lợi khiến tôm yếu, tạo điều kiện bùng dịch mạnh hơn.
- Tăng cường 200% vi sinh vật có lợi: Bổ sung vi sinh vào nước ao, thức ăn đã được chứng minh có hiệu quả đối với AHPND. Bà con có thể tham khảo men vi sinh Microbe-Lift DFM.
Men vi sinh Microbe-Lift DFM chứa đến 5 tỷ lợi khuẩn cho đường ruột tôm, với 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột, bao gồm: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus amyloliquefaciens và Bacillus licheniformis. Sản phẩm đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong phòng ngừa bệnh phân trắng và bệnh đường ruột cho tôm.
Men vi sinh Microbe-Lift DFM không chứa hoóc môn, kháng sinh và các chất độc hại nên bà con có thể cho ăn liên tục suốt vụ nuôi, đảm bảo đường ruột tôm khỏe, phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn.
Mong rằng với những chia sẻ ở trên, bà con đã nắm thêm về tình trạng tôm bị gan cấp tính, có phương án chủ động phòng ngừa hiệu quả. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, bà con liên hệ cho Biogency qua hotline 0909 538 514 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Cách quan sát và phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan tôm
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Giám Đốc - Đồng Thị Tú Anh